Bác Sĩ

Chương 4: Chương 4




Từ xưa đến giờ anh ta đối nhân xử thế không tốt nên cha anh ta bệnh hai ngày mà anh ta không biết tin tức gì hết. Đã thế làm quan mà không lấy tiền mướn một nha hoàn một osin về chăm sóc cho cha để ổng lủi thủi sống một mình, có hiếu là đây sao? Cha bị bệnh mà chẳng ai thèm báo tin cho anh ta chứng tỏ hàng xóm không ưa gì gia đình anh ta rồi.

Anh ta bị trúng gió anh ta mới nghi nghi ở nhà chó chuyện, mới “nghi” thôi mà anh ta chạy về nhà thì trùng hợp rằng, trùng hợp rằng cha của anh ta đau ốm. Chứ đâu có việc cha anh ta đau ở đây mà anh ta bị trúng gió. Chúng ta phải hình dung anh ta bị trúng gió là do anh ta ăn trúng gì đó hoặc do bị nhiễm lạnh hay sao đó nói chung là có cái nguyên nhân anh ta mới bị trúng gió chứ đâu có liên quan gì đến người cha anh ta đâu. Không lẽ bạn đang làm quản lý chpo một công ty nào đó bạn bị trúng gió cái bạn xin nghỉ việc với lý do “ Nghi ở nhà có việc chẳng lành” rồi nghỉ việc hay sao.

Cha anh ta bị bệnh đây chỉ là trường hợp ngẫu nhiên, mà nó tệ đến mức anh ta là quan lớn chính vua phong chức mà cha bệnh không ai báo, không biết luôn. Người hầu đâu, không lẽ làm quan lớn vậy mà đến người hầu cũng không có? báo tin để mà anh ta tự cảm nhận nghi nghi chạy về nhà và ăn may là nó trùng hợp. Giả sử anh ta không bị trúng gió thì chắc cha anh ta chết luôn mà không ai báo, mà từ xưa đến nay đã nổi tiếng đại chí hiếu mà.

“ Kiềm Lâu lại nghe thầy thuốc nói hễ người bệnh nặng mà phân đắng thì chữa khỏi, bằng trái lại phân ngọt thì khó chữa” Thì chúng ta thấy ở chỗ này, anh ta nghe nói vậy thì không lẽ ông thầy thuốc nói vậy thì mình tin hay sao?

Thầy thuốc nói thì chúng ta cũng dùng lý trí để suy nghĩ, thầy thuốc nói thì ổng nói cũng phải có căn cứ. Ngày nay các bạn nghe thầy thuốc nói thì họ đã có bằng tốt nghiệp và được cấp phép để người ta hoạt động điều đó cũng không có nghĩa bạn tin hoàn toàn vào thầy thuốc, nhiều khi bạn bị bệnh cũng phải đi khám nhiều bệnh viện có chung kết quả thì bạn mới tin chứ đâu có phải cứ là thầy thuốc nói là tin được đâu. Rất nhiều người là thầy thuốc nhưng thật ra không phải thầy thuốc mà là lang băm. Bây giờ ông thầy thuốc ổng nói “ăn phân” mà thấy đắng thì chữa khỏi, mà “ăn phân” mà nó ngọt thì không chửa khỏi.

Vậy thì cái thầy thuốc này đã có nghiên cứu hay chưa? Hay có công trình nào chứng minh rằng phân đắng chữa được còn phânngọt không chữa được. Và bản thân vị bác sĩ thầy thuốc này đã nghiên cứu chưa khảo sát chưa? ông đã lấy mẫu bao nhiêu người.

Ví dụ thầy thuốc này đã thử nghiệm trên một ngàn người bệnh, cho một ngàn người bênh (từ này viết có văn hoá khó quá thôi lấy từ gốc luôn), cho một ngàn người bệnh ỉa ra và bác sĩ này mới bắt đầu lại nếm, hoặc là bác sĩ không nếm nhưng mướn người nếm và ông mới phân loại mùi vị đúng không? ít nhất ông phải khảo sát lấy mẫu lớn theo thống kê toán học thì phải lấy mẫu trên 30 mà nếu lấy dưới 30 thì xác suất nó không chuẩn. Lấy mẫu càng nhiều càng tốt ví duk kêu 1000 người ỉa một ngàn bãi phân để lại nếm nhưng mà còn phải dựa theo độ tuổi nữa, vif độ tuổi khác nhau thì mùi vị phân sẽ khác nhau, giới tính nữa giới tính khác nhau mùi nó cũng khác nhau. Ngoài ra còn khu vực người ta ở, khu vực khác nhau thì mùi nó cũng khác nữa. Người ta ăn uốn sinh hoạt cái nước đó, cái nguồn thực phẩm đó ở khu vực nào thì nó có mùi khu vực đó, rồi còn theo mùa nữa mùi mùa xuân khác mùi phân mùa hè. Thậm chí còn phải xem tâm trạng lúc đó của người ta nữa, người tâm trạng khác nhau mùi nó cũng khác nhau. Tâm trạng vui có thể phân mùi khác, tâm trạng buồn mùi nó khác.

Vị bác sĩ này nói “ hễ người bệnh nặng mà phân đắng thì chữa khỏi, bằng trái lại phân ngọt thì khó chữa” là nói bậy vì phân có nhiều mùi vị chứ không riêng hai vị đắng và ngọt đâu còn mặn nhạt ngọt cay,.. Mình đúng là chưa có ăn phân không biết nhưng đoán thôi là đã cũng hiểu rồi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.