Bộ Đồ Mới Của Hoàng Hậu

Chương 131: Chương 131: Ai đúng ai sai






Editor: Song Ngư | Beta-er: NgáoThông đồng với địch bán nước, tội danh này không hề nhỏ tí nào.

Vậy mà mấy tên già kia còn là nói có sách mách có chứng vậy, hơn nữa còn lấy thư từ trao đổi của Vệ Phong và thủ lĩnh Cổn Nhung ra, nét chữ trên bức thư không hề nghi ngờ đúng là của Vệ Phong. Nội dung bên trong là mưu kế bí mật. Vệ Phong hứa rằng chỉ cần người Tây Nhung chịu lui binh, đợi sau khi hắn lên ngôi thì sẽ nhường mấy toà thành ở biên quan lại cho bộ tộc Tây Nhung.

Lúc lâm triều, Tả Đô Ngự Sử của Đô Sát Viện đứng ra và nói: “Thái tử cấu kết với người Tây Nhung, tự tiện chia cách lãnh thổ Đại Yến chúng ta, đúng thật là phản quốc, kính mong Bệ hạ xử tội.”

Thời gian trên tin và thời gian bộ tộc Tây Nhung lui binh rất ăn khớp, nhìn như hai bên đã bàn bạc xong rồi.

Chiêu Nguyên Đế ngồi trên ghế rồng sơn vàng, tay đặt trên đầu gối, một lúc sau mới nói: “Ngoài bức thư này ra thì còn chứng cứ gì nữa không?”

Tả Đô Ngự Sử của Đô Sát Viện khựng lại, chẳng lẽ bức thư này còn chưa đủ sao? Bệ hạ còn muốn chứng cứ gì nữa?

Vệ Uyên nhìn thoáng qua một ngôn quan mặc triều phục bằng gấm may hình con gà (1) màu đỏ tía, vị ngôn quan kia hiểu ý, bèn đứng ra và nói: “Khởi bẩm Bệ hạ, lúc Thái tử giao chiến với thủ lĩnh Tây Nhung thì vốn ngài ấy có cơ hội bắt sống đối phương, thế nhưng giữa chừng lại rút lui. Nếu không phải trong đó có mờ ám thì sao có thể dễ dàng thả đối phương như vậy được ạ? Chẳng phải là thả hổ về rừng, nuôi ong tay áo sao ạ?”

Nhưng về điểm này thì ngôn quan nói sai rồi. Vệ Phong không phải có ý muốn thả hổ về rừng mà hắn muốn cho người Tây Nhung tâm phục khẩu phục. Sau đó người Tây Nhung có dẫn binh đến nghênh chiến lần hai nhưng đều bị lính của Vệ Phong đánh cho tan tác. Sau ba lần, người Tây Nhung không còn gì để nói nữa, bằng lòng lùi binh ba trăm dặm, cũng hứa hẹn trong ba mươi năm tới sẽ không xâm phạm sang ranh giới của Đại Yến nữa.

Là một Đế Vương, tất nhiên Chiêu Nguyên Đế hiểu Vệ Phong đang suy nghĩ điều gì.

Dưới gối thủ lĩnh Tây Nhung có hai nhi tử, dũng cảm thiện chiến, nếu thủ lĩnh Tây Nhung chết thì cho dù là ai lên kế vị thì cũng sẽ báo thù cho phụ thân, dẫn đến cảnh biên giới không thái bình trong mấy chục năm tới. Chỉ có cách này là nhất lao vĩnh dật (2), nhìn xa trông rộng.

(2) Nhất lao vĩnh dật: một lần mệt mỏi để đổi lấy cả đời không lo lắng (nguồn Leo Săn Sư Tử).

Không phải Chiêu Nguyên Đế nghĩ rằng Vệ Phong sợ hai nhi tử của thủ lĩnh Tây Nhung, có điều suy nghĩ cho bá tánh nơi biên quan, có thể tránh được chiến tranh thì vẫn nên tránh.

Nghĩ cho dân, làm vì dân mới chính là điều một Đế vương chân chính nên làm.

Chiêu Nguyên Đế cho rằng mình không chọn sai người, liếc mắt nhìn ngôn quan kia và nói: “Tây Nhung đã ký giấy đầu hàng rồi, cũng nói mỗi năm sẽ nộp mười vạn lượng cống phẩm cho triều đình ta, chẳng lẽ Vương đại thần cho rằng còn kết quả khác thích hợp hơn điều này sao?”

Vương đại thần nghe Hoàng đế phủ định, không thể không nhắc lại: “Nhưng nội dung trên thư, rõ ràng giấy trắng mực đen đã viết.”

Chiêu Nguyên Đế suy nghĩ rồi nói: “Về việc lá thư kia thì đợi sau khi Thái Tử về Kinh rồi sẽ giải quyết.”

Bệ hạ thiên vị rõ ràng như thế, sao các quan viên bên dưới còn không nhìn ra được chứ. Nhưng bây cũng chỉ có thể như vậy thôi, vài ngôn quan khi nãy buộc tội Vệ Phong chỉ biết cúi đầu, vâng vâng dạ dạ.

Sau khi bãi triều, sắc mặt Vệ Uyên tối sầm, đợi sau khi tất cả đại thần rời đi hết thì mới đi đến điện Thái Hoà.

Có một bóng người đang đứng trên bậc cung điện (3) đằng trước, dáng người cao gầy, mặc một thường phục. Có vị đại thần cản Vệ Quý Thường lại nói gì đó nên hắn mới đi chậm như vậy.

Vệ Uyên tiến lên vài bước, gọi hắn lại: “Xin Đại hoàng tử dừng bước.”

Vệ Quý Thường như không nghe thấy mà vẫn đi tiếp. Vệ Uyên sực nhớ hắn bị điếc, bèn duỗi tay vỗ vai hắn, sau đó vòng đến trước mặt của hắn.

Vẻ mặt Vệ Quý Thường sáng sủa, nhìn thấy Vệ Uyên cũng không hề kinh ngạc, nụ cười vẫn nở trên môi.

Bốn bề yên ắng, Vệ Uyên nhìn thẳng hắn, giọng điệu bình thường: “Chuyện lần trước ta bàn bạc với ngươi, ngươi suy nghĩ thế nào rồi?”

Vệ Quý Thường khẽ nhếch mày, có lẽ không đoán được y sẽ trực tiếp như thế.

Cũng khó trách Vệ Uyên mất kiên nhẫn, khi nãy thái độ của Hoàng thượng rõ ràng đến thế, nói rõ là thiên vị Vệ Phong. Nếu Vệ Uyên còn không hành động sớm thì đợi sau khi Vệ Phong trở về, ngôi vị hoàng đế chắc chắn sẽ vô duyên với y.

Vệ Quý Thường cười, duỗi tay cầm lấy bàn tay đặt trên vai mình của Vệ Uyên, sau đó không nói gì mà rời đi.

*

Tô Hi chỉ ở trong nhà nên không biết truyện trên triều đình, đợi đến khi nàng biết phong phanh thì đã là hai ngày sau.

Tô Hi đang đỡ tay Ngân Nhạn đi tản bộ trong sân sau, Chu đại phu bảo nàng sắp sinh rồi, cố gắng ngày nào cũng đi bộ thì lúc sinh sẽ đỡ vất vả hơn. Hoa sen ở sân sau cũng kịp nở rộ, lá xanh cao vút, từng đoá sen đỏ lặng lẽ nở nộ, hệt như một bức tranh thuỷ mặc màu đỏ và xanh rực rỡ. Diệp ma ma và Lỗ ma ma đi theo sau, sợ nàng xảy ra chuyện gì, chỉ cần nàng đến gần ao hồ chút thôi thì hai bà ấy lập tức sợ đông sợ tây bước lên giữ nàng lại.

Khiến Tô Hi cực kỳ mất hứng, đi chưa được mấy bước thì phải quay về.

Vẫn là có Vệ Phong ở đây mới tốt, tuy rằng hắn cũng thường sợ Đông sợ Tây nhưng sẽ cố gắng thoả mãn tất cả yêu cầu của nàng.

Bây giờ Vệ Phong đã đi được hai tháng, Tô Hi nhìn bụng của mình, buồn rầu không vui.

Không phải hắn nói sẽ về sớm sao? Nếu hắn mà còn không về nữa thì chắc nàng sinh xong hài tử luôn rồi mất.

Nàng đang đi thì thấy Tấn Vương Vệ Liên Khôn đang đi tới nhưng ông ta lại không phát hiện ra nàng. Ông ta vừa đi vừa nói với hạ nhân bên cạnh: “Truyền tin cho Vệ Phong, kêu nó nhanh chóng về Kinh! Nếu còn không về nữa thì ngôi vị Thái Tử cũng sẽ bị người ta cướp mất đấy.”

Tô Hi dừng bước, ngơ ngẩn nhìn Tấn Vương, hơi hé môi nói: “Phụ thân, lời của ngài là có ý gì vậy ạ?”

Hình như giờ Tấn Vương mới để ý đến nàng, đôi mắt đen thẫm nhìn nàng, sau đó lại phất tay áo tiếp tục đi, “Không liên quan đến con, phụ nữ chỉ cần chăm sóc bản thân cho tốt là được.”

Nhưng lời không đầu không đuôi này của ông ta, bảo Tô Hi phải yên tâm thế nào đây?

Cái gì gọi là ngôi vị Thái Tử cũng sẽ bị người ta cướp mất? Là ai cướp, Vệ Uyên sao? Tô Hi nhớ rõ kiếp trước không hề xảy ra chuyện thế này, hoặc có lẽ do nàng vốn chưa từng để tâm đến nên đã bỏ qua điều gì đó. Đến tối, nàng cứ lăn qua lăn lại trên giường, trong lòng thì rối bời, cứ cảm thấy sắp có chuyện gì xảy ra.

Quả nhiên, đêm đó Vệ Uyên dẫn mười vạn binh đến đánh chiếm thành, hai cổng lớn là cổng giữa và cổng chính đã bị phá. Bá tánh Kinh Thành sợ hãi, sau đó Chiêu Nguyên Đế sai Uy Viên tướng quân đến bắt Dự Vương thế tử Vệ Uyên lại, nhưng lại không biết Vệ Uyên đã cấu kết với thống lĩnh cấm quân Vạn Duệ từ khi nào.

Hoá ra sau khi Lệ Diễn bị lưu đày, vị trí của gã trong Cấm Vệ Quân lập tức để trống, thế là Vệ Uyên tiến cử một người để lấp vị trí của Lệ Diễn. Người đó chính là Vạn Duệ.

Hoàng cung trở nên hỗn loạn. Vệ Uyên không làm tổn hại đến tính mạng của Chiêu Nguyên Đế nhưng muốn Chiêu Nguyên Đế chiêu cáo với thiện hạ rằng Vệ Phong bị nghi ngờ đã thông đồng với địch bán nước. Kể từ đó, Vệ Uyên có thể quang minh chính đại lấy danh nghĩa “Thanh quân sườn” (3) mà chặn đội quân của Vệ Phong ở ngoài thành rồi một mẻ bắt gọn.

(3) Thanh quân sườn: Đề cập đến việc loại bỏ những người thuộc hạ và những người xấu khỏi phe quân vương. Lẽ ra đó chỉ là một hành động chính nghĩa, nhưng nó luôn là lý do chính để quân nổi dậy chống lại chính quyền trung ương (nguồn Baidu).

Trong điện Lân Đức, Chiêu Nguyên Đế nhìn chiếu thư trên chiếc bàn sơn vàng, vẫn chưa chịu đóng dấu ngọc tỷ (4) xuống.

(4) Ngọc tỷ (玉璽) của hoàng đế là vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của chính bản thân Hoàng đế. Ngọc tỷ còn là được coi là quốc bảo, nên được cất giữ tôn trọng truyền từ đời này sang đời khác. Muốn củng cố tư cách hoàng đế của mình, các vua chúa dù là cướp ngôi hay được nhường ngôi, thường tìm cách chiếm cho được “ngọc tỷ truyền quốc” (nguồn Wikipedia).

Vệ Uyên đứng bên dưới, biết rõ rồi vẫn cố hỏi: “Bệ hạ còn do dự gì nữa? Chứng cứ Vệ Phong thông đồng với địch bán nước đã đặt trên bàn của bệ hạ, chỉ cần ngài đóng dấu ngọc tỷ thì tức khắc thần sẽ giúp Bệ hạ dẹp bỏ loạn thần tặc tử (5), mà bá tánh Kinh Thành cũng được thái bình thịnh trị.

(5) Trong thời phong kiến, khi có những quan lại nổi lên chống lại triều đình thì các vua quan chỉ những người ấy bằng câu loạn thần tặc tử, tức là kẻ bầy tôi làm loạn, kẻ làm con là giặc (nguồn Wikipedia).

Hoàng hôn bên ngoài điện chiếu vào dừng trên sàn, kéo dài bóng hình của Vệ uyên đến tận chỗ bàn của Chiêu Nguyên Đế. Ông ấy vẫn ngồi ngay ngắn, không hề hoảng loạn: “Bá tánh Kinh thành chẳng phải kẻ ngốc, bọn họ biết rõ ai đúng ai sai. Cho dù trẫm có đóng dấu chiếu thư này đi chăng nữa thì cũng không thể rửa sạch được tội danh phản quốc của ngươi.”

Nụ cười trên môi Vệ Uyên tắt ngấm, không hề nhiều lời với Chiêu Nguyên Đế nữa mà sai người dẫn một đứa bé lên.

Vệ Đức Âm run bần bật đứng ở giữa điện, đôi mắt to ngấn nước nhìn về phụ hoàng đang ngồi sau bàn, nó chưa biết chuyện gì đang xảy ra mà chỉ cảm thấy sợ hãi. Nó sợ sệt nói: “Phụ hoàng…….Con muốn mẫu hậu.”

Cuối cùng trên mặt Chiêu Nguyên Đế cũng xuất hiện vết nứt, ông tức giận nói: “Vệ Uyên, ngươi thật to gan, mau thả Đức Âm ra.”

Vệ Uyên ra lệnh cho Cấm Vệ Quân ở đằng sau lui ra ngoài, sau đó y đi đến đằng sau Vệ Đức Âm, bàn tay khẽ xoa đầu nó, ung dung nói: “Bệ hạ đừng khẩn trương, chẳng qua thần chỉ mời tiểu công chúa tới khuyên can Bệ hạ mà thôi. chỉ cần ngài đóng dấu chiếu thư thì thần đảm bảo tiểu công chúa sẽ bình yên vô sự, không mất một sợi tóc nào.”

*

Không chỉ trong cung bị Vệ Uyên khống chế mà ngay cả phủ Tấn Vương cũng khó thoát.

Xung quanh Vương phủ bị quân lính của Vệ Uyên bao vây chặt chẽ, trong ngoài ba lớp, cho dù là Ngân Nhạn muốn ra ngoài tìm hiểu tình hình trong thành cũng bị người ta cản lại.

Sau khi Ngân Nhạn quay về thì nổi giận đùng đùng: “Dự Vương thế tử đúng là bất chấp, đợi khi Thế tử gia quay về sẽ trừng phạt y nghiêm khắc thế nào!”

Ngân Hạc kéo nàng ấy lại, nhìn thoáng qua trong phòng, ý bảo nàng ấy nhỏ giọng một tí.

Ba ngày sau khi Vệ Uyên đánh chiếm vào thành, Tô Hi vẫn chưa nói gì. Nàng ngồi trên giường La Hán sát cửa sổ, đang viết thư cho Tô Chỉ đang ở Nhạn Môn Quan xa xôi. Ngay sau khi huynh ấy đính hôn thì đã bị Chiêu Nguyên Đến sai đến Nhạn Môn Quan, không biết huynh ấy có biết chuyện xảy ra ở Kinh Thành hay không, nếu huynh ấy gấp rút trở về sau khi đọc thư của nàng thì có lẽ có thể giúp Vệ Phong một tay.

Ban đầu Tô Hi cũng rất hoảng loạn, sau khi bình tĩnh lại thì suy nghĩ đủ mọi cách. Nàng không làm được gì cả, chỉ có thể cố gắng hết sức không gây thêm phiền phức cho Vệ Phong, ở nhà chờ hắn về. Sau khi nàng viết thư xong, dán lại bằng sơn đỏ, sau đó nàng gọi Ngân Li tới và nói: “Sáng mai lúc ngươi đi mua đồ thì nghĩ cách đưa bức thư này ra ngoài, đừng để bất kỳ kẻ khác biết.”

Ngân Li lanh lẹ, lại nhìn rất non nớt, dễ khiến người khác buông bỏ đề phòng. Sáng sớm hôm sau, Ngân Li thuận lợi ra phủ, đưa thư đến Tô phủ.

Hạ nhân trông cửa ở Tô phủ đưa thư cho Đại lão gia Tô Chấn, đương nhiên ông ấy biết phải nên làm thế nào.

Lại ba ngày tổi qua, có một chiếc xe hai con ngựa sơn màu đen dừng trước cửa phủ Tấn Vương.

Người đi đầu là thống lĩnh Cấm Vệ Quân Vạn Duệ.

Vạn Duệ cung kính “Mời” Tô Hi ra ngoài, nói: “Dự Vương thế tử mời phu nhân đến cổng thành một chuyến.”

Lá gan của Tô Hi xưa giờ rất bé, nếu là trước kia, gặp phải biến cố lớn như này thì chắc chắn nàng sẽ rất sợ hãi. Thế nhưng bây giờ nàng vẫn có thể giữ được bình tĩnh, mặc dù bàn tay nắm lấy tay của Ngân Nhạn đã trở nên lạnh ngắt, “Ta sắp đến ngày sinh rồi, đại phu bảo đi lại không tiện, e rằng ta không thể đi cùng đại nhân được.”

Vạn Duệ nheo mắt, nhìn xuống bụng của Tô Hi, phần bụng dưới lớp áo lụa ngắn màu xanh biếc nhô lên, không giống như đang nói dối. Gã nhớ tới trước khi đi thì Vệ Uyên đã nói —–“Chỉ được phép dẫn người, không được mảy may tổn thương nàng dù chỉ là một chút.”

Thái độ của Vạn Duệ cung kính, nhưng giọng nói chẳng hề có tình cảm: “Phu nhân yên tâm, ngoài cửa đã có xe ngựa chờ sẵn. Người chỉ cần đi theo hạ quan một chuyến là được, nhất định sẽ không khiến người mệt nhọc.”

Đây ý là không đi không được. Tô Hi lẳng lặng nhìn gã, trong đầu là trăm ngàn suy nghĩ. Lúc này Vệ Uyên kêu nàng đến cổng thành là có dụng ý gì? Bên ngoài Vương phủ đều là người của Vệ Uyên, nếu lấy cứng chọi cứng với bọn họ thì chưa chắc đã là cách hay. Huống hồ bản thân nàng cũng có linh cảm, sáng nay bụng nàng có hơi đau, sợ là sắp sinh rồi. Bây giờ mà hai bên đánh nhau, lỡ như sơ suất một chút thì nàng sợ sẽ làm đứa con trong bụng bị thương.”

Tô Hi nhanh chóng xem xét lợi hại, cũng biết Vệ Uyên sẽ không dám làm gì nàng trước mặt mọi người, huống chi bản thân nàng còn đang mang thai. Vì vậy nàng lập tức nói: “Ta có thể đi cùng đại nhân, có điều ta muốn dẫn theo hai bà đỡ.”

Vạn Duệ đáp: “Tất nhiên là được.”

Tô Hi kêu Vạn Duệ ở ngoài đợi, còn nàng quay lại thu dọn vài thứ, sau đó lại chọn hai bà đỡ dày dặn kinh nghiệm để phòng trường hợp nàng sinh đột ngột. Thật ra nàng chẳng có gì để thu dọn cả, mà chỉ lén giấu một cây trâm bạc trong ống tay áo để phòng thân. Sau khi chuẩn bị mọi thứ thoả đáng, lúc này nàng mới theo Vạn Duệ lên chiếc xe ngựa đậu ngoài phủ.

Xe ngựa rất vững vàng, đi một mạch đến cổng thành. Tô Hi đứng lên, giẫm lên chiếc ghế gỗ màu vàng chầm chậm bước xuống xe ngựa. Chỉ mới đi được một lúc mà cơn đau bụng của nàng càng tăng thêm. Cũng may không phải là không chịu đựng được, Vạn Duệ dẫn đường ở đằng trước, mời nàng đi lên tường thành.

Tô Hi đi từng bước chậm rãi, đến lúc lên trên tường thành thì nàng thấy Vệ Uyên mặc một bộ trường bào màu tím đen đang đứng ở đằng trước.

Vệ Uyên thấy nàng đến thì cong môi, đến khi nàng chỉ còn cách y vài bước thì mới nói: “Nàng có biết tại sao hôm nay ta mời nàng đến đây không?”

Tô Hi yên lặng không nói. Tường thành lộng gió thổi tung làn váy mỏng xanh biếc của nàng, thân hình mảnh khảnh bên trong lớp vải càng thêm vẻ nhỏ nhắn động lòng người. Đôi môi hồng hào mím chặt, khuôn mặt tái nhợt nhưng càng làm tăng thêm cảm giác cứng cỏi.

Tô Hi vốn nghĩ rằng Vệ Uyên sẽ ra tay với nàng, dù sao nàng cũng đang mang thai đứa con của Vệ Phong, y muốn tranh ngôi vị Hoàng đế thì đứa con trong bụng nàng sẽ là mối nguy tiềm ẩn của y. Nhưng mà nàng không thể lấy cứng chọi đá với y được, chỉ đành nghĩ cách bám víu y, đợi bình an sinh con ra rồi nói tiếp.

Nhưng mà Vệ Uyên lại dời mắt đi, nhìn về nơi xa xăm.

Tô Hi cũng nương theo ánh mắt của y, chỉ thấy dưới chân núi Thanh Thuỷ bên ngoài thành có mấy chục vạn binh lính và ngựa đang đi tới. Trên lá cờ đằng trước có một chữ to —- “Tấn”

(1) Hoạ tiết Cẩm kê bổ

download 17

(3) Bậc cung điện (hay còn gọi là đan bệ)

576px-

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.