Buôn Đồ Người Chết

Chương 110: Chương 110: Quỷ y




Tôi lắng nghe chăm chú. Lão bà tạo cho tôi một cảm giác thế ngoại cao nhân. Khí tức tỏa ra từ người lão bà, có thể làm an tĩnh lại những động tâm trong lòng tôi.

Ba mươi năm trước, Bạch Sa thôn chỉ là một vùng đất hoang vu không có người ở. Một ngọn núi, một mái nhà tranh, một đôi vợ chồng, mặt trời lên thì ra vườn làm việc, mặt trời lặn thì ôm nhau đi ngủ.

Nam cày, nữ dệt, cuộc sống tuy nghèo khó nhưng vô cùng hạnh phúc. Người đàn ông rất yêu nữ nhân của mình, chiều nào cũng cùng nàng ngắm hoàng hôn.

Người con gái nghĩ rằng, cuộc sống hạnh phúc này sẽ kéo dài mãi mãi, nhưng sự xuất hiện của một nhóm người chạy nạn đã phá vỡ đi hạnh phúc yên bình ấy.

Người con gái thấy đám người kia đáng thương, cho họ thức ăn và nước uống. Vỗn dĩ cho rằng họ sẽ cảm ân, sau đó rời đi. Thật không ngờ, đám nạn dân lại thấy mảnh đất này màu mỡ, nhất định ở lại sinh cơ lập nghiệp.

Vốn dĩ vùng đata này cũng chẳng phải của riêng hai vợ chồng, cho nên họ cũng chỉ mắt nhắm mắt mở cho qua. Thậm chí họ còn cung cấp hạt giống cho đám nạn dân, dạy họ cách canh tác.

Người con gái trời sinh mỹ miều, dáng người thon thả, so với đám phụ nữ nạn dân thì như một trời một vực. Đám đàn ông thấy vậy liền nảy sinh độc ác, thừa dịp người chồng xuống núi làm việc, giết hại chàng, sau đó chiếm người vợ làm của mình.

Những năm thánh đó, người vợ chịu biết bao tủi nhục, nhưng vì nàng đang mang thai, nên không phản kháng nhiều, chỉ cắn răng chịu đựng sau đó âm thầm sinh con.

Ông trời thật trớ trêu, con của nàng sinh ra, cũng chẳng có kết cục tốt đẹp. Nàng sinh ra một đứa con gái, kế thừa gien của mẹ, trời ban dung mạo xinh đẹp, ở trong thôn như tiên hạc giữa bầy gà.

Kết quả là bị thôn dân dùng vũ lực cưỡng bức, trong khi đó, chẳng một ai đứng ra bênh vực cho nàng.

Cô bé rất cứng cỏi, không khóc không gào, hơn nữa còn tình nguyện gả làm vợ tên thôn dân lưu manh kia. Sau đó, nàng dùng tà thuật cổ truyền hại chết hắn, bản thân mình trở thành quả phụ.

Thời gian trôi qua, vốn dĩ hai mẹ con nghĩ rằng có thể chung sống hòa thuận với thon dân, thù hận cũng dần phai nhạt. Có lẽ người trong thôn cũng cảm thấy áy náy với hai mẹ con, chung tay giúp đỡ cuộc sống sinh hoạt của hai người. Bản thân hai người cũng dùng kiến thức tổ truyền, hái thuốc chữa bệnh cho rất nhiều người.

Nhưng chẳng ai ngờ, những thôn dân này không dừng tay ở đó, ngược lại còn làm trầm trọng tình hình thêm, chú ý tới ngọn núi phía sau.

Ngọn núi đó, thật sự so với tính mạng của người mẹ còn quan trọng hơn, đấy chính là tín ngưỡng của bà. Đời đời kiếp kiếp thủ tại nơi này, chịu đựng cuộc sống nghèo khó, cũng chính vì ngọn núi kia.

Bởi trên ngọn núi đó có phần mộ của tổ tiên bà. Nếu như nơi đó bị phá hoại, bà chết đi cũng không có mặt mũi nào mà xuống dưới gặp phụ mẫu.

Bất đắc dĩ, người mẹ chỉ có cách dùng tà thuật, tạo ra một số sự việc quái lạ, mục đích để hù dọa thôn dân. Nhưng thôn dân lại chẳng dừng tay, tiếp tục đào bới ngọn núi kia.

Cuối cùng, thực sự không còn cách nào khác, hai mẹ con dứt khoát hoặc là không làm, đã làm thì làm đến cùng, quyết định giết chết những thôn dân này, để Bạch Sa thôn trở lại thanh bình như xưa.

Người mà bà ta đối phó chỉ là thôn dân, không có ý làm hại người ngoài cuộc, cho nên tối nay mới có ý thả tôi đi.

Nhưng không ngờ tôi lại vạch trần âm mưu của hai mẹ con họ, bởi vậy bà ta rất tức giận. Nhưng những lời nói lúc nãy của tôi, đã lần nữa làm bà thay đổi chủ ý. Bà cảm giác được, vẫn có người thông cảm cho mình, liền dứt khoát nhờ tôi chủ trì công đạo.

Có thể thấy, lão bà cùng con gái thật tâm vẫn rất lương thiện, chỉ là vì bị thôn dân đẩy vào bước đường cùng mà thôi.

Tôi hỏi lão bà, thạch mộ sau núi rốt cuộc là của ai? Tại sao trong mộ chỉ có mỗi một mảnh xương bánh chè?

Lão bà rưng rưng, bộ dạng tuyệt vọng thương tâm nhìn về đỉnh núi phía xa: “Tổ tiên của ta đã an nghỉ mấy ngàn năm, không ngờ vẫn bị đào bới ra. Ta thật là vô dụng.”

Vỗn dĩ, lão bà cũng giống như thương nhân âm phủ, hành một nghề đặc biệt. Nghề của bà, được người đời gọi là Quỷ y.

Sở dĩ được gọi là quỷ y, bởi vì phương pháp chữa bệnh đặc biệt của nghề này, đó là dùng xương cốt người chết làm thuốc dẫn, bởi vậy cho nên ngành y Trung Quốc nói chung đều bài xích, xa lánh, cuối cùng tự lập nên một phái riêng.

Mà người sáng lập ra quỷ y, chính là nhà quân sự kiệt xuất trong lịch sử: Tôn Tẫn.

Tôn Tẫn đầu óc thông minh, không những dụng binh như thần, mà có sáng tạo ra nhiều ý tưởng mới lạ. Là ông tổ của rất nhiều ngành nghề như lầm giày, đốt than...

Tròn số đó, thần bí nhất chính là quỷ y.

Tương truyền năm đó hai người Tôn Tẫn và Bàng Quyên cùng bái Quỷ Cốc Tử làm sư phụ, sau khi thành tài, hạ sơn phò tá Ngụy vương.

Bang Quyên thầm đố kị với tài năng của Tôn Tẫn, vu vạ người tư thông với giặc, đồng thời rút xương bánh chè của Tôn Tẫn, vứt bỏ ngoài dã ngoại.

Lúc ấy Tôn Tẫn đau đớn khốn khổ vô cùng, vết thương từng bị nhiễm trùng, thậm chí giữa tiết hè nóng bức còn có giời bên trong.

Ông ta hết cách, bèn lấy độc trị độc, lấy giòi từ xác chết, cùng với xương cốt nghiền thành bột, sau đó trộn lên, rắc vào đầu gối, lại dùng vải liệm băng bó, vết thương trong vòng ba ngày đã khỏi.

Từ đó, Tôn Tẫn bắt đầu chú ý tới loại dược liệu thiên nhiên này, không ngừng cải biến, dần dần tạo thành một y hệ, dược liệu bao gồm xương cốt người chết, cho tới các loại độc trùng độc thảo.

Sau này, Tôn Tẫn được Tề quốc mời về làm quân sư, tiêu diệt Ngụy quốc; loại kỹ thuật trị liệu này cũng đượ phát dương quang đại.

Bởi vì phương pháp trị liệu vô cùng quái đản, lại có thể giúp người ta cải tử hoàn sinh, cho nên nghề này được gọi là quỷ y.

Tôn Tẫn đương nhiên trở thành ông tổ của nghề này.

Hậu nhân sau này, vì tôn thờ tài đức của tổ nghề, liền mang xương bánh chè cùng xương hai chân của Tôn Tẫn, làm thành tiêu bản là bình gốm, thờ phụng dưới đỉnh núi này.

Những bộ hài cốt mà thôn dân đào ra, là những người bảo vệ lăng mộ bao đời nay, từ các môn khách đời đầu, tới những binh sĩ, sau này là người dân bình thường.

Thủ đoạn mà lão bà dùng để đối phó với thôn dân chính là quỷ y tuyệt học. Đó là một loại đọ vật đã tuyệt chủng, gọi là hỏa trùng, nuôi dưỡng bên trong bình gốm. Các thôn dân đào bình gốm lên, trứng hỏa trùng liền bám vào họ, trứng trùng này sinh sôi rất nhanh, mà lại chỉ sinh trưởng trên đàn ông, không sinh trưởng trên phụ nữ.

Ban đầu chỉ có mấy người nhiễm trùng, mà lão bà muốn hù dọa thôn dân, nên khống chế một con chó, ngậm xương bánh chè nhảy vào hồ nước. Nước hồ lại thông với cái giếng cổ, cho nên nước giếng cũng bị lây nhiễm.

Bà ta chỉ định làm thôn dân sợ, để họ không tiếp tục đào bới ngọn núi kia nữa. Ai ngờ những thôn dân này rất cứng đầu, mời tôi đến xử lý chuyện này.

Thủ đoạn của lão bà, tôi đoán trúng bảy tám phần. Tôi doán nguyên nhân trúng độc của đám thôn dân là do nước giếng, bởi lúc ghé nhà lão bà, tôi có thấy mấy vại nước, bên trong chưa rất nhiều, chắc hẳn bà ta không dùng nước giếng.

Mà nước giếng bị nhiễm trùng, tôi suy đoán là có quan hệ với bình gốm và xương bánh chè, nên cố ý bảo Ngưu Đại Tráng loan tin rằng tôi đã vớt hai thứ đó lên khỏi hồ.

Bình gốm bị vớt lên, nước sẽ hết ô nhiễm, mà nước sinh hoạt trong nhà đã hết lão bà chắc chắn ban đêm sẽ lén đi múc nước giếng về dùng.

Nếu quả thật lão bà đi múc nước, sẽ có thể kết luận bà ta có vấn đề. Nhưng ngàn lần tôi cũng không tính tới, bà ta lại bày ra một màn như vậy, quả thực vượt quá suy đoán của tôi.

Kể tới đây, lão bà không nói gì thêm nữa. Quả phụ trẻ hừ lạnh một tiếng:“Nào, bây giờ ngươi nói xem, đám người kia đáng chết hay không?”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.