Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 143: Chương 143: Chiến tranh – CHÍNH TRỊ




Ngô Khảo Ký về đén Bố Chính đã vào là buổi tối, lúc này mọi việc đã an bào xong xuôi tất cả.

Ngô Khảo Tích thần hồn nát thần tính chạy vào đến của biển Linh Giang thì gặp 3500 thủy binh Bố Chính ầm ầm trên đường lao ra hỗ trợ. Việc thủy quân Đại Việt quần nhau với hải tặc su đó đuổi nhau ven biển đã được các đài quan sát có kính viễn vọng của Tòng Chất nhì thấy và báo cáo về Bố Chính. Nhưng nói thật đường xá thông tin thời này quá bèo. Đến khi Lý Thường Kiệt tổ chức được Thủy binh Bố Chính lao ra hỗ trợ thì quân Đại Việt đã bị dọa chạy về đến cửa biển.

Gặp được đoàn chiến thuyền “hùng hậu” của Bố Chính chì Ngô Khảo Tích quay xe cái doẹt, quyết quay lại chiến thêm một trận nữa với người Chiêm.

Lúc này đàn chiến hạm với cả 1000 đại hạm lớn nhỏ của Medang cũng tới hơi. Hai bên dàn quân trên biển hằm hè nhau. Thủy thủ Mã lai trên hạm đội Bố Chính không lạ gì thuyền chiến cùng cờ hiệu Medang thế nên vội cấp báo cho Lý Thường Kiệt. Hai bên ngắn gọn cử thuyền giao lưu và hiểu ra được họ đã bỏ lỡ thời cơ như thế nào.

Lý Thường Kiệt, Ngô Khảo Tích chỉ có thể than vắn thở dài mà thôi. Đồng thời quân Đại Việt thực sự choáng ngợp trước tiềm lực của Bố Chính lúc này. Họ không ngờ rằng Bố Chính lại có được lực lượng viện trợ từ ngoại quốc hùng mạnh đến vậy.

Lý Thường Kiệt lập tức ra lệnh cho Ngô Khảo Tích trong ngày quay về Nghệ An mà không cần cập cảng Bố Chính.

Điều này cũng dễ hiểu vì Bố Chính có quá nhiều thứ cần che dấu, trong đám quân triều đình có cả người của thiên tử quân, người Thanh Hóa, người Nghệ An. Để họ tiến vào Bố Chính là không hợp lý lúc này. Đồng thời Bố Chính đã thực sự rất an toàn lúc này, chỉ cần xử lý hậu chiến mà thôi. Cho nên Lý Thường Kiệt tạm thời ở lại chờ Ngô Khảo Ký để dặn dò một hai. Sau đó ông ta cũng phải nhanh chóng quay về phương Bắc. Kế hoạch đánh Tống không thể dở dang lúc này. Và ông ta không có thời gian để có thể đánh vào Chiên Thành.

Chính Hòa thành, phủ công chúa.

Lúc này Công Chúa thì đang ở Bố Chính Thành, Nhưng phủ công Chúa lại đèn đuốc sáng chưng.

Ngồi tại giữa đình viện là bóng giáng hai người đàn ông cao ngất, khuôn mặt thì giống nhau bốn phần nhưng lại một già một trẻ chênh lệch rất nhiều.

“ Cháu xin cảm ơn đại bá, nếu không có đại bá thì lần này Bố Chính quả thực nguy nan.” Ngô Khảo Ký cầm lên một chén rượu mà cúi người kính.

Hắn đã nghe kể về lực lượng người Mương tập kích Bố Chính, cũng nghe về hải quân Chiêm đổ bộ tràn ngập cả Tòng Chất. Thực tế không có mưu sách của Lý Thường Kiệt thì Bố Chính với bao nhiêu công lao chuẩn bị của Ngô Khảo Ký vẫn rơi vào thế hạ phong. Nếu không cẩn thận thì toàn quân sẽ tuyệt diệt cho dù hắn có vũ khí hay công nghệ vượt trội đi chăng nữa. Mà kể cả nếu may mắn thắng trận thì Bố Chính cũng sẽ bị đánh cho thương gân động cốt, không có năm mười năm là không thể khôi phục lại được. Thời này dân số sinh sôi chậm chạp. Bố Chính mà chết vạn người khỏe mạnh thì coi như game over.

Lý Thường Kiệt thản nhiên nhận ly rượu này, ông ta đủ tư cách để nhận lấy nó. Ông đang trầm ngâm mà suy nghĩ, đứa cháu này mặt dù rất non nớt cả về chính trị và quân sự. Nhưng hắn lại không phải người ngu và là một người chịu lắng nghe cùng học hỏi. Do đó tương lai vẫn là rất tươi sáng, nhưng lúc này hắn vẫn chưa thể quá lộ liễu bước ra ngoài ánh sáng, hắn vẫn cần có thời gian để thực sự hoàn thiện bản thân trước khi phải đương đầu với sóng gió thực sự.

Bố Chính tuy có nhiều thứ mới mẻ độc đáo nhưng lại thiếu đi căn cơ và chiều sâu.

“ Khảo Ký, chiến tranh với người Chiêm có lẽ chỉ có thể đánh đến mức độ này, ngươi không biết trong triều lúc này tình hình phe đảng khá phức tạp. Thanh Hóa, Nghệ An đều viện cớ toàn lực hỗ trợ cho cuộc chiến phương Bắc mà không chịu ra sức vấn đề phương Nam. Vả lại địa giới ba châu này quả thực có vấn đề…” Lý Thường Kiệt thâm tường mà nói…

“ Có vấn đề?” Ngô Khảo Ký ngớ người.

“ Thực tế địa phận Châu Ma Linh chỉ đến sông Thạch Hàn ( Sông Thạch Hãn ngày nay), bên bờ Nam Sông Thạch Hàn là hai tiểu châu Ô và Rí. Nhưng trong lúc bắt ép Chế Củ kí hiệp ước cắt đất thì chúng ta lờ đi việc tồn tại của hai tiểu Châu này mà gom chúng lại thành Ma Linh Châu kéo dài tới tận đèo Vân Hải. Vì chúng ta quyết dùng đèo Vân Hải là nơi chặng rồi người Chiêm nếu họ có ý đồ…” Lý Thường Kiệt tiếp tục giải thích.

“ Cho nên...?” Ngô Khảo Ký bắt đầu cảm thấy nổi bão trong lòng, hắn cố gắng sống chết cũng là để nuốt hết dải đất này lúc này nghe được tình huống làm cho Ngô Khảo Ký cảm thấy có điều gì đó mờ ám bất thường ở đây.

“ Cho nên mấy năm vừa qua người Chiêm không ngừng đòi lại hai Châu Ô và Rí. Thực tế chúng là cũng là đuối lý. Mà Đại Việt lúc này không thể chịu nổi một cuộc chiến lưỡng đầu thọ địch, nên nhớ đánh Tống rồi là chọc vào tổ ong vò vẽ, sau đó sẽ là một trận chiến khuynh quốc, cho nên ý tứ của triều đình là muốn hòa hoãn cùng Chiêm. Lấy sông Thạch Hàn làm ranh giới…” Lý Thường Kiệt cũng là bất đắc dĩ, rõ ràng Bố Chính thắng lớn, rõ ràng Đại Việt đang chiếm thế thượng phong nhưng lại phải nhượng ra hai châu Ô Rí.

“ Ta….” Ngô Khảo Ký muốn há mồm chửi thề nhưng kiềm chế lại được.

“ Khảo Ký, Bá biết cháu có đảm lược, nhưng hãy nghĩ xa hơn… Bố Chính có tiếp tục một mình kéo dài trận chiến này thêm vài tháng được không? Người Chiêm tuy thua đau nhưng lực lượng nòng cốt vẫn còn. Dân Chiêm 4 triệu người họ khuynh quốc mà đánh thì một Châu Bố Chính có thể kháng cự được? Ta không thể ở nơi này lâu được. Mà cháu cũng nên ngược Bắc cùng ta… cho nên vấn đề phía Nam vẫn phải tạm thời nhẫn nhịn.” Lý Thường Kiệt vỗ vỗ vai của Ngô Khảo Ký mà nói, ông ta nói hết sức chân tình.

Người Chiêm có thể huy động được bao nhiêu quân? 7 vạn 8 vạn hay 10 vạn? Nếu quả thực không hòa hoãn nổi nếu người Tống phản công, người Chiêm cũng quấy phá thì sao? Lưỡng dầu thọ địch người Việt chịu không nổi.

Mục đích Harivarman IV thực hiện chiến tranh là gì? Có phải hắn ngu mà nghe theo người Tống chỉ đạo không.

Thực tế là không hề.

Tất cả chỉ là chính trị mục đích mà thôi.

Khi Tống nói: Ê. Chiêm thằng Việt nó chiếm ba mảnh ruộng nhà mày kìa, đem quân quất bọ mợ nó đi, anh hỗ trợ chú.

Chiêm nói: Anh từ Bắc đánh xuống em từ Nam đập lên đè chết nó.

Nhưng thực tâm người Chiêm nghĩ gì Harivarman IV nghĩ gì: Tổ xư bố thằng Tống chuyên đi xúi đểu. Mình đánh Việt chắc mẹ gì Tống nó đã từ phía Bắc đánh xuống cùng lúc, mà thằng Việt nó khỏe vãi linh hồn nó vả cho thì răng không còn cái nào. Nhưng…. Thằng Tống nó quyết đánh thằng Việt thật, ai thắng ai thua kệ mẹ nó nhưng mình phải hù thằng Việt một cái đòi lại mấy mẩu vườn be bé.

Dĩ nhiên một bộ não như Harivarman IV người có thể trong 1 năm vực dậy cả kinh tế và quân sự của Chiêm Thành là gà mờ. Hắn không những không gà mà còn quá tinh ranh.

Hắn biết Chiêm Thành quốc lực vừa dậy kể cả Tống hỗ trợ thì bố hắn cũng không gây được với Đại Việt. Nhưng hắn vẫn đánh, và vì sao hắn đánh, vì hắn biết Đại Việt phải thỏa hiệp cho dù thua hay thắng.

Nếu Chiêm Thành thắng thì đòi lại 3 Châu Bố Chính Ma Linh. Địa Lý, nếu Chiêm Thành thua thì lui quân cầm giữ Ô Rí hai châu, xây dựng phòng tuyến sông Thạch Hàn. Để xem quân Đại Việt dám hai mặt thọ địch hay không.

Cho nên trận chiến này Harivarman IV ở thế bất bại. Về chính trị hắn sẽ đạt được sự đồng thuận cao trong nước vì đã đòi lại được hai châu Ô Rí. Còn thua trận hay không không quan trọng vì Chiêm Thành thua Đại Việt thành thói quen rồi. Đòi được Ô Rí tức là thành công, là uy tín chính trị của Harivarman IV được đảm bảo vững chắc ở Chiêm Thành.

Và trong lịch sử của một thế giới nào đó đúng là Harivarman IV đã thành công, hắn bị đánh cho tan tác ở Bố Chính Ma Linh Địa Lý, nhưng vẫn lấy về được Ô Rí hai Châu. Và hắn cũng giữ lời không quấy phá Đại Việt trong khi Việt- Tống vật tay chan chát ở sông Như Nguyệt. Nếu lúc đó Chiêm Thành đưa quân ngược Bắc thì rất khó để người Việt xoay trở. Có thể nói ngoại giao của người Việt quá xuất sắc, cắt lại hai châu Ô Rí ( vốn không phải của mình) để có thể toàn lực đập nhau với thằng hàng xóm to béo xấu bụng. Mãi sau Thế kỷ 14 thì Ô Rí mới quay về đấy Việt với tên Châu Thuận Hóa.

Có thể nói chiến tranh không đơn giản là chiến tranh, nó còn ẩn dấu sâu bên trong rất nhiều mưu đồ chính trị. Chiến tranh không chỉ là bành trướng lãnh thổ hay diệt tộc giết người.

Ngô Khảo Ký nghậm ngùi nhận mệnh.

Hắn biết mình không có khả năng tấn công quân Chiêm, hắn cũng biết Bố Chính lúc này cần mở lại hải cảng, cần buôn bán giao thương, cần lương thực thuốc men và nhiều thứ khác. Hắn không chỉ biết chăm chăm vào đánh trận chiếm đất để rồi Bố Chính trở thành nơi hoang tàn không còn đường hướng phát triển.

Bố Chính có thể trích bao nhiêu quân tấn công vào cứ điểm sông Thạch Hàn? 5000 người hay 1 vạn người. Dẫn quân đi rồi thì cả một dãy 130 km cần dựng lên bao nhiêu trại tiếp tế vận lương? Rồi cần bao nhiêu quân đồn trú trên đoạn đường này để tránh gặp phải quân Chiêm dùng thủy binh đột kích cắt lương thảo. Rồi hắn lấy gì ra để phòng thủ Bố Chính Tòng Chất Chính Hòa? Rồi tiếp tục đánh nhau thì cuối năm nay người Bố Chính lấy gì để ăn? Qua năm sau khi người Tống công qua đất Việt thì Bố Chính lấy gì mà giúp quốc gia?

Là một nhiệt huyết nam nhân Việt, nhưng cũng không phải là một kẻ não tàn, Ngô Khảo Ký hiểu được hắn không thể làm gì khác ngoài việc chấp nhận hiện thực.

Nhưng Ngô Khảo Ký thề trong lòng, khi hắn có cơ hội hắn sẽ băm chết đám Mường ở Hồ Kre và dẫn quân đến tận kinh đô Chiêm để nói chuyện phải quấy cùng Harivarman IV. Nhưng lúc này là không thể.

Trong vòng hai tuần lễ tiếp theo đó chính là công việc tín xứ qua lại trao đổi ngoại giao. Ngô Khảo Ký mặc dù rất bực mình nhưng hắn vẫn tích cực tham gia vào các hoạt động này. Hắn muốn học hỏi, hắn cần học hỏi để hiểu được cách thế giới cổ đại này vận động.

Chuyện Lý Từ Huy thành lập Đông Xưởng, Cẩm Y Vệ, Lục Phiến Môn thì Ngô Khảo Ký đã biết, nếu là hắn trước đây thì chỉ coi đó là trò đùa ác hàn của người hiện đại xuyên không. Nhưng sau sự kiện lần này thì Ngô Khảo Ký đã hiểu được nhiều chuyện hơn hắn cảm thấy đây không phải chuyện đùa. Nhưng hiện tại hắn chưa có thời gian để sửa chữa hay hoàn thiện nó. Ngô Khảo Ký chỉ có thể căn dặn Lý Từ Huy bằng mọi cách cố gắng nắm vững tất cả các mật thám của các nhà khác cùng tung thật nhiều tin giả khiến người ngoài Bố Chính không thể tìm kiếm được thông tin chính xác về nơi này.

Đầu tháng 9, Chiêm Việt đàm phán đã đi đến hồi kết.

Đại Việt đồng ý trao trả Ô Rí hai Châu cho Chiêm Thành với điều kiện Chiêm Thành bồi thường một lượng lớn phí tổn chiến tranh.

Người Chiêm đồng ý. Việc Harivarman IV cần là uy tín chính trị khi đòi lại được lãnh thổ, cho nên hắn nguyện nôn ra những thứ Tống đã hỗ trợ cho Chiêm để làm phí bồi thường chiến tranh.

Trao trả tù binh hai bên được diễn ra triệt để.

Bố Chính thả hết 5 ngàn tù binh trong đó có cả Chế Bì La Ma.

Chiêm Thành thả người nhà của 2100 Sanock binh ( chết trận gần 500) và 1100 thường binh những người đã quy thuận Đại Việt. Đồng thời dân Chăm tại Địa Lý Ma Linh cần được trả lại 1 vạn 4 ngàn người ( đã chết gần 2 vạn trong chiến tranh với các nguyên nhân).

Hai bên không ai đả động đến người Anak Đê vẫn đang kẹt trên núi Am. Một sự thỏa thuận ngầm không nói nhiều.

Người Chăm muốn làm suy yếu người Anak Đê để dễ bề khống chế. Người Việt muốn nô lệ lao động.

Vậy là lịch sử cuối cùng vẫn chưa trật bánh mặc dù có nhiều khúc mắc. Người Việt ổn thỏa được tình hình phương Nam để tập trung vào chiến tranh phương Bắc. Người Chăm lấy lại được hai châu Ô Rí.

Nhưng cũng có nhiều thứ đã biến thiên. Ví như Phò Mã Ngô Khảo Ký có công trấn giữ Bố Chính đánh lui quân Chăm cho nên được phong thưởng Hầu Tước.

Tam châu Bố Chính Ma Linh. Địa Lý đôi tên thành Lộ Tân Bình. Bố Chính giữ nguyên tên gọi Ma Linh đổi tên Châu Minh Linh. Địa Lý đổi tên châu Lâm Bình. Ngô Khảo Ký bỗng chốc thăng lên làm Trấn Thủ Lộ Tân Bình chức quan tòng Tam phẩm.

Nôi Bộ Tân Bình Lộ lúc này đang trải qua một đợt tái cơ cấu vô cùng mạnh mẽ và khốc liệt cạnh tranh.

Tại sao Ngô Khảo Ký có thể dễ dàng thằng tiến đến vậy dù công lao tất cả đều do quân triều đình thực hiện.

Phải trong báo cáo lên triều đình thì sự hiện diện của quân Bố Chính cực kỳ mờ nhạt. Mọi người chỉ biết trong lúc Bố Chính “lâm nguy” thì quân triều đình xuất hiện cùng với sự hỗ trợ của một đạo hải quân hùng mạnh của ngoại quốc là Medang đã đánh bại quân Chiêm và “cứu nguy cho Bố Chính và vị Phò Mã kia.

Ai cũng tấm tắc khen vị Phò Mã này thực sự quá may mắn.

Nhưng không ai không thán phục rằng vị phò mã này có thể dùng một Châu cầm chân cả một Quốc đấy là rất mạnh rồi. Cho dù đó là “bỏ tiền” đi “thuê” lính ngoại quốc chiến đấu. Nhưng tiền cũng là một loại sức mạnh.

Việc Bố Chính thuê 4000 quân Châu Âu có sức chiến đấu siêu cường thì cả Long Thành ai cũng biết rồi. nhưng việc Bố Chính có Medang gửi 3 vạn quân hỗ trợ thì ai cũng bất ngờ vì mối quan hệ rộng của vị Phò Mã này.

Chính vì mối quan hệ rộng này mà cho dù vị Phò mã không quá tài năng đã được cất nhắc lên tới Trấn thủ một Lộ. Mặc dù cái lộ này sau chiến tranh là không có người. Hai Châu Minh Linh và Lâm bình hoàn toàn chỉ có 1.3 vạn người Chăm. Con số này còn không bằng một huyện của miền Bắc. Cho nên quan viên nơi này cuối cùng lại là người Bố Chính tự đề cử để triều đình duyệt. Vì nói thật không ai dám đến vùng đất hoang này để đảm nhiệm chức vụ. Biết đâu một ngày đẹp trời nào đó 2 vạn quân Chiêm bên kia sông Thạch Hãn vượt biên?

Nhị Châu chỉ có 1 vạn 3 ngàn người mà toàn là người Chăm thì ai dám ở. Nhưng quan viên Bố Chính là dám và đang đấu đá nhau kịch liệt để được những chức vụ này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.