Ngược Về Thời Lê Sơ

Chương 248: Chương 248: Thành Công Bước Đầu




Thật ra những cái tên như khu trục hạm, hộ tống hạm, tuần dương hạm, tuần duyên hạm hay lôi hạm là do Nguyên Hãn đặt ra, cái tên vịt cạn lục quân này không hề có nhiều kiến thức về thủy quân hiện đại nên đặt bừa như vậy, còn nếu nói về thiết kế sao cho phù hợp với những chức năng chuyên biệt của những cái tên này thì vị Hoàng đế bệ hạ Nam Việt này mù tịt. Các chiến Hạm Nam Việt ngoại trừ lôi hạm có vẻ khá chuyên biệt ra thì các chiến thuyền khác chỉ là khác nhau về kích thước mà tên gọi khác nhau thôi. Về thiết kế đặc biệt để thực hiện chức năng chuyên trách thì hoàn toàn mù mờ.

Thế nhưng qua phen suýt bị tận diệt tại trận hải chiến Tây Ấn thì việc chuyên biệt hóa các loại chiến Hạm với chức năng đặc thù đã được đặt ra. Thật ra việc ra đời của Dreadnought đã dẫn đến các quốc gia có tiềm lực yếu đua nhau chế tạo các tàu phóng ngư lôi rẻ tiền nhưng khá hiệu quả khi tiến đánh các chiếc Dreadnought khổng lồ, tuần dương hạm ra đời để ngăn chặn từ xa các loại chiến hạm phóng lôi loại nhỏ này. Các chiến hạm tuần dương cần trang bị đủ hỏa lực để tiêu diệt nhanh gọn các lôi hạm lợi nhỏ của địch quân. Thêm vào đó là hệ thống càng ở đai giáp mép nước có thể bật ra để chống ngư lôi. Đây là một ý tưởng mới của Nguyên Hãn. Những càng này sẽ làm ngư lôi nổ trước khi va chạm cùng lớp giáp mép nước của tuần dương hạm. Lúc này đây quân Malen chưa phát triển Ngư lôi thế nhưng với một tên chuyên cơ khí như Malen thì sau trận chiến Tây Ấn chắc chắn hắn sẽ phát triển ngư lôi, Nam Việt phải có phương án để khắc chế chuyện này.

Lớp phòng thủ thứ 2 là hộ vệ hạm được cải tạo từ các Khu trục hạm cũ. Cái từ khu trục này là loại tàu phát triển sau thế chiến thứ II. Nó ra đời với mục đích như tên gọi đó là săn đổi các loại chiến Hạm khác nhằm bảo vệ an toàn cho tàu sân bay, khoảng thời gian khu trục hạm ra đời thì các siêu thiết giáp hạm Dreadnought đã đi vào dĩ vãng, thế nhưng Nguyên Hãn cho nhảy một bước vượt thời gian khi cho hai loại này kết hợp với nhau tạo thành Khu Trục hạm lớp Dreadnought thế hệ I. Chúng có đặc điểm của cả khu trục và thiết giáp Dreadnought với chiều dài dự kiến là 220m rộng 48m, dãn nước lên tới 40 ngàn tấn, thế nhưng đã bỏ hoàn toàn chức năng vận chuyển binh lính thay vào đó các khoảng không và trọng lượng tập trung vào động cơ và pháo tạo nên hỏa lực cực mạnh. Những chiếc chiến hạm này sẽ là nòng cốt của hải quân Nam Việt nên sẽ được đóng mới hoàn toàn. Quay lại lớp phòng thủ thứ 2 do Hộ Vệ Hạm đảm nhận, đây là những chiến hạm do tàu khu trục cũ lớp vỏ thép cải tạo thành nên chiều dài lên tới 160m đến 180m, nay sẽ được trang bị cực nhiều pháo to và có cả càng thép chống lôi có thể bật ra bất kì lúc nào. Các tàu ngư lôi nếu tốc độ không quá cao mà rơi vào tầm bắn 7km thì khả năng bị trúng đạn rất là cao. Việc tiếp cận để phóng ngư lôi sẽ bị gây khó khăn cực lớn nếu không có những loại ngư lôi có tầm xa hơn 7km. Việc này sẽ ép đối phương phải đấu pháo ở khoảng cách 7km trở lên nếu như vậy thì ai có hỏa lực tốt hơn, giáp tốt hơn, độ chuẩn xác cao hơn sẽ là người chiến thắng.

Việc trang bị thiết giáp và gia cố khung chiến hạm không cần nhiều chất xám, chỉ cần theo bản vẽ mà thực hiện là được. Một số lượng nhỏ thợ cơ khí mang từ Nam Việt tới hoàn toàn có thể chỉ đạo số lượng thợ thủ công khổng lồ là hơn 1 vạn nhân từ Sri Lanka và Nam Ấn thực hiện. Phần lớn các nhà khoa học, và hơn 4 ngàn thợ thủ công bậc cao Nam Việt tập trung vào hai hạng mục chế tạo Ngư lôi kiểu mới và các tuabin hơi hiện đại của Malen. Chiếc Khu trục Hạm của Malen thì hoàn toàn không thể sửa chữa được nên các tuabin hơi của chúng được tháo ra và trang bị cho Tuần Dương Hạm lớp tiền Dreadnought của Nam Việt. 2 chiếc tuần dương của Malen chu được sau trận chiến Tây ấn thì dễ dàng thêm lò hơi là có thể hoạt động. Thế nhưng hai chiếc này biến thành ngư lôi hạm của Nam việt hạm đội, chúng không được trang bị động cơ điện vì kết cấu của chúng quá khó để lắp thêm động cơ điện. Nếu làm như vậy thì không khác gì làm mới hoàn toàn lại thuyền. Thế nên 2 chiếc Lôi Hạm này trở thành dị loại trong hệ thống hải quân Nam Việt.

Sau đúng 21 ngày thì thành công của hạng mục đầu tiên đã đến với Nam Việt. Nhóm nghiên cứu Ngư lôi đã hoàn thành công tác của họ, sở dĩ nhóm này thành công đầu tiên vì người lãnh đạo trực tiếp của họ chính là quốc vương bệ hạ của Nam Việt Trần Nguyên Hãn. Ngư lôi mới được cấu tạo khác hoàn toàn ngư lôi cũ khi chúng được trang bị động cơ điện và hệ thống điều khiển bởi sóng radio ( sóng mang vô tuyến điện). Vì đã có thể tổng hợp nhựa từ stiren nên việc chế tạo các bình ắc quy với các kích cỡ và hình dạng khác nhau đã trở nên quá dễ dàng. Mỗi ngư lôi được trang bị ắc quy và một động cơ điện mạnh mẽ giúp chúng dễ dàng di chuyển 6 đến 8 km với vận tốc 40 hải lý một giờ. Động cơ điện và ắc quy có công suất cao gấp nhiều lần hệ thống đất đèn sinh khí ethylen đẩy tuabin hơi, nhưng trọng lượng lại nhẹ hơn nhiều, đây mới chính là sức mạnh của công nghệ. Nhưng nếu phóng thủ công thì độ chuẩn xác chỉ có thể trong 700m trở xuống, với 6 đến 8km nếu phóng thủ công thì phải phóng bao chùm khoảng vài chục quả ngư lôi mới có một quả trúng đích.

Nếu phát triển theo kiểu thủ công như vậy thì quả thật quá sức nguy hiểm vì các quả ngư lôi bơi tán loạn với năng lực chạy nhiều km như vậy có thể gây nguy hiểm cho cả chính hạm đội của phóng ngư lôi. Việc này không thể làm khó một tên chuyên công nghệ thông tin như Nguyên Hãn. Một hệ thống điều khiển ngư lôi bằng sóng FM radio được hắn thiết kế bằng một bảng mạch siêu đơn sơ. Mỗi trạm điều khiển ngư lôi sẽ có tầng số sóng riêng biệt và cũng nằm ngoài băng tầng liên lạc của Hạm đội. Vậy nên chúng đảm bảo mỗi trạm điều khiển sẽ chỉ quản lý một quả ngư lôi mà không bị điều khiển loạn. Chính vì chưa có IC và hệ thống Điốt LED nên Nguyên Hãn đành thưc hiện việc điều khiển một cách thủ công như vậy. Những quả ngư lôi này trước khi phóng thì đã được chuẩn bị rất đầy đủ như sạc đầy ắc quy, dò sóng cho trùng trạm điều khiển. Mặc dù thủ công nhưng hiệu quả thì không thể nào phủ nhận. Những nhân viên điều khiển ở tháp canh ở trên cao cả ngày lẫn đêm luyện tập điều khiển rẽ trái phải của ngư lôi tấn công các mục tiêu di động trên biển. Sau một tuần luyện tập một số tay “chuyên nghiệp” có thể điều khiển ngư lôi không thuốc nổ phóng trúng mục tiêu di động 35 hải lý một giờ ở khoảng cách 5km. Cơ những tay cá biệt giỏi thì đến 7,8 km cũng có thể phóng trúng. Họ trở thành tài sản quý báu nhất của Hải quân Nam Việt lúc này. Vì việc điều khiển bánh lái của ngư lôi cực kì khó, nó chỉ có nút rẽ trái và rẽ phải, mỗi quả ngư lôi có thêm một motor nhỏ điều khiển bánh lái của ngư lôi khi nhận được tín hiệu radio từ trạm điều khiển với một cường độ nhất định thì motor này sẽ được khởi động và thông qua một hệ thống bánh răng thì nó sẽ gây chuyển động cho lái chèo qua phải trái tạo nên sự chuyển hướng của ngư lôi. Nhưng vì không có hệ thống Chíp IC điều khiển nên việc rẽ trái phải này rất thủ công và khó quản lý, các nhân viên điều chỉnh ngư lôi cần phải có kinh nghiệm thật tốt mới có thể trúng đích.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.