Trạch Thiên Ký

Chương 198: Q.1 - Chương 198




Trần Trường Sinh không nói câu nào, hắn vẫn cứ lặng lẽ nhìn ra bên ngoài cửa sổ.

Đường Tam Thập Lục tiếp tục nói tiếp:

- Những gì đạt được trong Thiên Thư Lăng chưa chắc chắn đã có thể ngay lập tức nhận thấy, nhưng bản thân chúng ta cuối cùng đi được bao xa, đi được đến bước nào thì lại hoàn toàn phụ thuộc vào dự tham ngộ của chúng ta ở Thiên Thư Lăng được bao nhiêu. Biết bao nhiêu năm trôi qua đã có biết bao người từ sớm đã chứng minh sự thật này, chưa từng có bất cứ một trường hợp ngoại lệ nào.

Trần Trường Sinh hiểu ý tứ của Đường Tam Thập Lục, hắn đương nhiên cũng hiểu được tầm quan trọng của Thiên Thư Lăng đối với những người tu hành. Nhưng vấn đề là ở chỗ, trạng thái tinh thần của Trần Trường Sinh ở thời điểm này đang mắc phải một vấn đề rất lớn.

Tu đạo đương nhiên là một sự việc rất quan trọng, nếu có thể tu được đến Thần Ẩn thì Trần Trường Sinh có thể nối lại được kinh mạch, không còn phải lo lắng về nỗi ám ảnh chết chóc nữa. Nếu có thể tu được đến cảnh giới tự do thì chri cần giương tay một cái cũng có thể hái được những ngôi sao, có thể làm chủ được vận mệnh của chính mình, thậm chí còn có thể trường sinh bất lão, càng chẳng phải lo lắng về bất cứ chuyện gì nữa.

Vấn đề ở chỗ Thần Ẩn là một cảnh giới trong truyền thuyết, Chu Cổn Độc Phu năm xưa còn chẳng chạm được đến cảnh giới đó nữa là hắn? Nay Trần Trường Sinh đã giành chiến thắng trong Đại Triều Thí, bắt đầu tiếp cận với bí mật Nghịch Thiên Cải Mệnh, nếu như không tu luyện được đến cảnh giới Thần Ảnh thì việc tu luyện còn có ý nghĩa gì đối với bản thân hắn cơ chứ? Trần Trường Sinh trước giờ luôn quy tắc, khuôn khổ, cần cù bỗng chốc trở nên buông thả một cách khó hiểu như vậy, thậm chí hắn còn cảm thấy cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì hết.

Ánh bình minh đã dần chiếu rạng, Trần Trường Sinh – một tu hành giả mười lăm tuổi đột nhiên mất đi hứng thú tu hành. Chính vào lúc đó hắn đang từng bước di chuyển đên Thánh địa duy nhất trong lòng của tu hành giả: Thiên Thư Lăng.

Phía Nam Kinh thành có một con sông, phía Bắc con sông là một đường đi thẳng táp, đứng trên bờ nhìn về phía Nam có thể trông thấy một vườn cây um tùm rộng lớn. Sâu bên trong vườn cây rộng lớn đó có một tòa Thanh Khâu, toàn kiến trúc đó chính là Thiên Thư Lăng. Đoàn xe dừng lại trên đường, đám thí sinh vén rèm cửa sổ lên, nhìn về phía tòa Thanh Khâu đó, người nào người nấy gương mặt đều hiện rõ dáng vẻ tự hào.

Những ngày mới đến Kinh đô, Trần Trường Sinh ở trọ tại khu nhà bên trong vườn mận bên ngoài Thiên Thư Lăng, nay nhà trọ đó còn giữ nguyên một phòng, hắn đã từng biết bao nhiêu lần đứng ngắm nhìn Thiên Thư Lăng từ đằng xa. Vì thế nên Trần Trường Sinh không giống như đám thí sinh kia, đặc biệt là những thí sinh đến từ phương Nam cảm thấy hưng phấn đến như vậy.

Thanh Đằng của Ly Cung, Cậu Nại Hà và Thiên Thư Lăng đều là những danh lam thắng cảnh của Kinh đô. Thiên Thư Lăng là nơi mà tất cả các du khách đều muốn đến hơn cả. Cũng giống như Ly Cung, nơi đây cũng rất nhộn nhịp. Dọc lối đi hai bên bờ sông hàng quán san sát, tiếng rao ồn áo náo nhiệt không ngớt. Tuy hiện giờ vẫn là đang ban sớm nhưng người qua người lại đã đông như mắc cửi. Trên đoạn đường hơi hướng lên phía Bắc một chút còn nhìn thấy được có rất nhiều quan nha triều đình và rất nhiều trụ sở của các học viện tông phái.

Đoàn xe không dừng lại quá lâu trên đường đi, dưới sự dẫn đường của các giáo sĩ quan viên, bọn họ nhanh chóng băng qua chiếc cầu gỗ rộng lớn bắc ngang qua sông, đi đến khu vườn bên ngoài Thiên Thư Lăng. Đoàn thí sinh không dừng lại ở đó mà xuyên thẳng qua thần đạo giữa hàng cây tùng cổ xanh rờn, hướng ánh nhìn đến một trăm linh tám bức tượng điêu khắc, cả đoàn tiếp tục đi tới Thanh Khâu.

Khu vườn bên ngoài Thiên Thư Lăng đã có rất nhiều du khách và những người dân trong kinh thành đến đây để chơi chim cảnh. Lúc này bọn họ nhìn thấy đoàn xe này đi thẳng vào trong Thiên Thư Lăng thì ai nấy đều ngay lập tức đoán được ra thân phận của những người ngồi trong xe, biết được rằng những người này đều là những thí sinh tham gia cuộc thi lựa chọn ba người đứng đầu trong Đại Triều Thí năm nay, bất giác tất cả mọi người ở đó đều thể hiện một sự ngưỡng mộ đối với những người trên xe.

Tán cổ thụ che khuất ánh mặt trời, đường đi râm mát, càng cảm thấy khung cảnh trở nên u mịch. Càng đi sâu vào bên trong thì bầu không gian lại càng yên tĩnh, chỉ còn nghe thấy có tiếng bánh xe lăn lên sỏi đá trên đường. Đám thí sinh nhìn qua khung cửa sổ, ngắm nhìn phong cảnh hai bên đường đi, đang ngày càng đi sâu vào bên trong nhưng vẫn chưa nhìn thấy được rõ diện mạo hình dáng của tòa Thanh Khâu đó ra sao, bọn họ ai nấy đều cảm thấy càng lúc thêm sốt ruột.

Tận cùng của con đường thần đạo u mịch đó là một cánh cửa đá, đoàn xe dừng chân trước cánh cửa đá. Những quan viên và giáo sĩ phụ trách các công việc cụ thể liên quan đến việc thăm bia Thiên Thư Lăng năm nay mang theo những văn thư liên quan đến trước cửa, giao ban trao đổi với quan binh Cấm Vệ của Thiên Thư Lăng, đám thí sinh lần lượt xuống xe, xếp hàng để đợi vào bên trong.

Một thoáng sau cánh cửa đá đó được từ từ mở ra, đám thí sinh có thể cảm nhận được rằng mặt đất dường như đang khẽ rung lên, bọn họ bất giác đều cảm thấy khiếp sợ. Trong lòng bọn họ đều thầm nghĩ, cánh cửa đá nhìn trông chẳng có vẻ gì là nổi bật này rút cục là nặng đến mức độ này mà lại có thể khiến cho mặt đất rung lên như vậy được cơ chứ. Một tảng đá có sức nặng khủng khiếp đến như vậy thì phải dùng đến trận pháp gì mới có thể mở được?

Kèm theo một âm thanh trầm lặng vang lên, cánh cửa đá nặng trịch đó ngừng di chuyển, tòa Thanh Khâu hiện ra trước mắt tất cả mọi người một cách hoàn chỉnh nhất.

Thiên Thư Lăng đã xuất hiện trước mặt mọi người với phương thức như vậy đó.

Lăng, thường là để chỉ lăng mộ, là nơi chôn cất thi thể của Hoàng đế hoặc Thánh nhân. Chỉ có những công trình kiến trúc đó mới có đủ tư cách được gọi là Lăng.

Thiên Thư Lăng quả thật rất giống với một ngôi mộ, nền móng của lăng vuông vức rộng lớn vô cùng. Chỉ có điều phần trên của lăng mọc lên vô số cây xanh, chính vì thế nên thoáng nhìn cứ ngỡ đó là một ngọn núi nhỏ. Vì bị tán cây che khuất nên đám thí sinh không nhìn thấy được những tấm bia đá huyền thoại đó, không biết được Thiên Thư được cất giấu ở nơi đâu, nhưng tất cả đều biết Thiên Thư đang nằm trong số đó. Nhất thời không gian trên con đường thần đạo bất chợt trở nên tĩnh lặng đến lạ thường, ai nấy đều cung kính nghiêm trang.

Lúc này tâm trạng của Trần Trường Sinh có chút vấn đề, tư tưởng có chút hỗn loạn bất định, đương nhiên không cảm thấy phấn khích như lần đầu tiên vào Kinh đô, đứng trong nhà trọ hướng mắt ra xa nhìn thấy tòa Thanh Khâu đó được. Nhưng khi thực sự đứng trước Thiên Thư Lăng, hắn vẫn có một cảm xúc cung kính khác lạ như vậy, nhìn thấy những cây cổ thụ xanh mướt bên trên Thiên Thư Lăng, một không gian vô cùng yên tĩnh.

Kinh đô, đó luôn là trung tâm của đại lục.

Bất luận là thay đổi triều đại, chiến sự liên miên hay thái bình thịnh thế thì Kinh đô luôn là trung tâm. Các tông phái thế gia phía Nam cũng nhận định như vậy, ngay cả đến yêu tộc trong thành Bạc Đế hay thậm chí là loài người ở Tây Châu xa xôi cũng đều phải thừa nhận điều này. Vì Ly Cung, tổng đàn Quốc Giáo là ở nơi đây. Mặt khác, Ly Cung được xây dựng ở nơi đây vì sự có mặt của Thiên Thư Lăng ở đây.

Vô số vạn năm trước, vô số hỏa lưu từ bên ngoài chảy tới đây, Thiên Thư giáng thế, đó là ân điển của trời đất giành tặng cho mảnh đất này. Bắt đầu từ ngày đó, trí tuệ của nhân loại đã được Thiên Thư mở ra. Con người biết cách dùng lửa, biết cách chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, biết cách kết dây thừng để ghi nhớ sự việc, phát minh ra chữ viết. Rồi sau đó mới có được nên văn minh cho đến ngày nay bắt đầu đi thám hiểm những bí mật của tự nhiên, bắt đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa bản thân mình và trời đất, bắt đầu biết ngẩng đầu nhìn ngắm các vì sao, bắt đầu biết dẫn tinh tẩy cốt, chính thức bước vào con đường tu hành. Tất cả đều có điểm khởi đầu, đều bắt đầu từ toàn Thanh Khâu này.

Thiên Thư Lăng là gì? Chữ Lăng ở đây không có nghĩa là lăng mộ, mà có nghĩa là yên bình, bằng phẳng.

Thiên Thư xuất, tứ phương bình. Nơi đây có Thiên Thư thì nơi đó chính là Thiên Thư Lăng. Thiên Thư Lăng ở nơi đâu thì nơi đó chính là trung tâm của thế giới, Vương triều của nhân loại buộc phải kiến quốc tại Kinh đô mới có thể coi là chính thống. Tông phái phương Nam đã giao tranh với người phương Bắc nhiều năm, trên thực tế bọn chúng tự mình thành lập bộ máy chính quyền riêng, tự mình cai trị, nhưng đồng thời vẫn phải phụng mệnh Đại Chu, âu cũng là cái lý như vậy đó.

Trong quá trình chờ đợi, khu vườn u mịch dần dần trở nên huyên náo hơn. Có rất nhiều du khách và người dân Kinh đô đi theo đoàn xe đến đây. Nếu là ngày thường thì bọn họ cơ bản chẳng có cách nào được đến gần Thiên Thư Lăng, ngay lập tức sẽ có quân sĩ đứng ra cản đường ngăn lại. Nhưng hôm nay thì khác, nhờ có đám thí sinh này mà bọn họ mới có được cơ hội đến gần hơn nữa để nhìn thấy Thiên Thư Lăng, ngắm nhìn những người thanh niên đang chuẩn bị tiến vào bên trong lăng, những người dân đứng xung quanh ai nấy đều tỏ vẻ ngưỡng mộ thán phục.

Du khách và người dân đều có thể tự do ra vào khu vườn bên ngoài Thiên Thư Lăng, nhưng không thể có cách nào tiến vào bên trong Thiên Thư Lăng.

Nghe nói vô số năm về trước, Thiên Thư Lăng được mở cửa để cho bất cứ ai cũng có thể vào trong lăng tham quan. Hàng ngày chật cứng người đứng trước những tấm bia đá đó, toàn Thanh Khâu bị dòng người che khuất đi màu xanh mướt vốn có, cơ bản là không thể tải nổi sức người kéo đến đây tham quan. Hàng nghìn năm trước, đã từng có một vị Hoàng đế ban chiếu thư thông cáo thiên hạ, chỉ có những nhân tài phục tùng cho ông ta mới có đủ tư cách được ra vào Thiên Thư Lăng. Hành động đó đã đắc tội với tất cả các tông phái học viện trong đại lục. Chẳng mấy chốc vị Hoàng đế đó đã bị tất cả người trong thiên hạ phẫn nộ lật đổ xuống. Chính từ lúc đó, tất cả các tông phái học viện trong đại lục đều thống nhất một quan điểm đó là, Thiên Thư là vật sở hữu chung của thiên nhân, không có bất cứ một ai được độc chiếm.

Tuy chưa từng nghe thấy nói rằng những bia đá của Thiên Thư Lăng bị tổn hại. Nhưng xét về một khía cạnh nào đó, những cường giả trong đại lục đã quyết định thiết lập ra một số những quy tắc nhất định để ra vào Thiên Thư Lăng. Ở triều trước, chỉ có những người tu hành được đặc cách cho phép mới có cơ hội được vào bên trong Thiên Thư Lăng, chỉ có điều điều kiện đặt ra hết sức mơ hồ. Sau khi Đại Chu lập quốc thì đã đơn giản hóa những quy định điều kiện để có thể được vào bên trong Thiên Thư Lăng. Chỉ có những thí sinh thông qua Đại Triều Thí và những người có công mới được phép vào bên trong Thiên Thư Lăng. Và những người trong Yêu tộc và Tây Châu đi theo liên minh cùng với thành Bạch Đế chống lại Ma tộc cũng đều có được tư cách vào bên trong Thiên Thư Lăng. Cái gọi là quy tắc, trên thực tế thì chẳng qua cũng chỉ là một sự thỏa hiệp mà thôi. Đương nhiên, vì Thiên Thư Lăng ở Kinh đô Đại Chu nên những người dân sinh sống ở đây đương nhiên sẽ được lợi hơn một chút. Chính vì điều này mà đám tông phái thế gia phương Nam mỗi lần nhắc đến lại thấy oán hận lắm.

Giáo sĩ và quan viện chỉ đưa đám thí sinh ra bên ngoài cửa đá, rồi bọn họ lại đứng ở đó đợi vì không ai trong số họ có tư cách được vào Thiên Thư Lăng. Quan binh Cấm vệ sau khi kiểm tra xong thân phận của đám thí sinh thì mới cho phép bọn họ lần lượt tiến vào bên trong. Nền đất lại một lần nữa vang lên những âm thanh rung chuyển, có người quay đầu lại nhìn thì chỉ thấy cánh cửa đá đã khép lại.

Một âm thanh trầm nặng vang lên, Thiên Thư Lăng lại được cách biệt với thế giới bên ngoài.

Hơn bốn mươi thí sinh trẻ tuổi đều đang nhìn chăm chú Thiên Thư Lăng trước mặt mình với những cảm xúc khác nhau. Có người cảm thấy hồi hộp, có người cảm thấy mong đợi, có người thì lại trầm lặng, có người háo hức, tất cả bọn họ đều mở to hết cỡ đôi mắt của mình để ngắm nhìn. Lúc này đám thí sinh đã tới trước Thiên Thư Lăng, nhưng không có cách nào nhìn thấy được diện mạo thật sự của nó. Vì cây cối nơi đây quá rậm rạp, che khuất đi quá nhiều cảnh vật.

Chính vào lúc đó có một vài nam nhân mặc áo dài trắng xuất hiện trước mặt bọn họ, những người này vẻ mặt điềm tĩnh, giữa hai cặp mày của họ không nhìn thấy được quá nhiều cảm xúc. Khi nói chuyện tốc độ nói của bọn họ chậm rãi, giọng nói bình tĩnh, dường như thường ngày những người này đều thiếu đi những cơ hội được nói chuyện vậy. Nhìn bọn họ Trần Trường Sinh lại chợt nhớ đến tên thiếu niên Lang tộc Chiết Tụ.

Đường Tam Thập Lục nói:

- Những người này chính là Bia Thị trong truyền thuyết đó.

Trần Trường Sinh hỏi lại:

- Bia Thị?

Đường Tam Thập Lục đáp:

- Cũng giống như mấy người Giải Bia của Thánh Nữ Phong ở phương Nam đó, giành cả đời để hóa giải bí mật Thiên Thư. Hơn nữa bọn họ còn phải thề độc, cả đợi không được rời khỏi Thiên Thư Lăng một bước.

Trần Trường Sinh có chút bất ngờ, trong lòng thầm nghĩ những người này cả cuộc đời chỉ sống ở trong Thiên Thư Lăng, quả thật có phần quá khổ hạnh rồi, ánh mắt hắn nhìn những người nam nhân mặc áo dài trắng đó đương nhiên trở nên có phần thương hại hơn một chút.

Đường Tam Thập Lục nhìn thấy biểu hiện của Trần Trường Sinh, khẽ khàng châm biếm nói:

- Bọn họ đều là tình nguyện dành chọn cả cuộc đời này cống hiến cho Thiên Thư Lăng, đâu có cần gì sự thương hại của ngươi cơ chứ? Hơn nữa, thế gian này có biết bao nhiêu những người tu hành chỉ mong được như bọn họ có cơ hội được nhìn thấy Thiên Thư bất cứ lúc nào, người ta còn ngưỡng mộ không để đâu cho hết ấy chứ.

Trần Trường Sinh vẫn không thể nào hiểu nổi, tuy hắn rất thích đọc sách, rất thích tìm hiểu đạo điển chính nghĩa, nhưng chẳng phải cuộc sống là nên tự do và vui vẻ hay sao? Sao lại có thể hao mòn cả đời trong ngọn núi này cơ chứ?

:Đồng học thiếu niên

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.